Trong văn hóa Chi Cúc

Ở một số quốc gia châu Âu như Pháp, Bỉ, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hungary, Croatia, Chrysanthemum bẻ cong là biểu tượng của cái chết và chỉ được dùng trong các đám tang hoặc đặt trên mộ; tương tự, ở Trung Quốc, Nhật BảnTriều Tiên, hoa Chrysanthemum trắng là biểu tượng của tiếng than khóc và/hoặc nỗi sầu khổ. Cúc trắng còn biểu tượng cho lòng chân thành.

Văn hóa phương Đông

Trung Quốc

Một chiếc đĩa sơn mài đỏ thời nhà Minh, trên có vẽ hoa cúc và rồng
  • Cúc là một trong "Tứ quân tử" (四君子) của văn hóa Trung Quốc (cùng với Mai, LanTrúc) và là biểu tượng của tính thanh cao. Hoa cúc cũng là một trong bốn loài hoa biểu tượng cho bốn mùa trong năm.
  • Hoa cúc là chủ đề cho nhiều bài thơ của Trung Quốc. Thi sĩ Đào Tiềm nổi tiếng vì niềm yêu hoa cúc.[15] Thi phẩm "Ẩm tửu" kỳ 5 (飲酒其五) của ông có câu:
Nguyên văn chữ Hán:採菊東籬下,悠然見南山。Phiên âm Hán-Việt:Thái cúc đông ly hạDu nhiên kiến Nam sơn.Dịch nghĩa:Hái cúc ở giậu đôngThản nhiên nhìn núi Nam.[16]
  • Lễ hội hoa cúc được tổ chức hàng năm ở Đồng Hương, gần Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang.[17]
  • Trấn Tiểu Lãm (小榄镇) ở thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông là một đô thị cổ có tên cũ là "Cúc thành", nghĩa là "thành phố hoa cúc".
  • Cổ nhân Trung Hoa tin rằng hoa cúc (có khả năng chịu rét tốt) chắc hẳn thu được "tinh khí của đất trời" nên chắc chắn có ích lợi cho sức khỏe. Một quyển sách từ thời nhà Hán có kể về bí quyết của dân một làng thuộc tỉnh Hà Nam, nhờ uống nước suối có cánh hoa cúc mà trường thọ.[6]
  • Cây hoa cúc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dịp Tết Trùng cửu.

Hàn Quốc

Bức họa vẽ hoa cúc, chim và đá, được vẽ vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 dưới thời nhà Triều Tiên. Lưu trữ tại Bảo tàng Brooklyn, thành phố New York, Hoa Kỳ.
  • Thi ca:

Dưới thời nhà Triều Tiên, hoa cúc là điểm tựa tinh thần và là cảm hứng nghệ thuật của giới trí thức. Ngoài ra, cúc còn được xem là loại hoa có thể xua đi nỗi ưu phiền và được người Triều Tiên gọi là 忘憂物 (Hán-Việt: Vong ưu vật).[18] Thời hiện đại, nhà thơ nổi tiếng Hàn Quốc là Seo Jeong-ju có thi phẩm "Bên hoa cúc" (tiếng Triều Tiên: 국화 옆에서) sáng tác năm 1947. Trong bài thơ này, tác giả đã thông qua hình ảnh hoa cúc trải qua hai mùa xuân và hạ để nở vào mùa thu để liên hệ đến tinh thần bền bỉ của người chị gái[19] Trích một đoạn:

Nguyên văn chữ Hàn:한 송이의 꽃을 피우기 위해봄부터 소쩍새는그렇게 울었나 보다.한 송이의 국화꽃을 피우기 위해천둥은 먹구름 속에서또 그렇게 울었나 보다 (...)Bản dịch tiếng Anh (David McCann):To bring one chrysanthemum to flower,the cuckoo has criedsince spring.To bring one chrysanthemum to bloom,thunder has rolledthrough black clouds.[20]Tạm dịch nghĩa theo bản tiếng Anh:Để cho cúc đơm hoa,con cu cu đã kêusuốt từ ngày xuân.Để cho cúc nở hoa,sấm vang rềnqua những đám mây đen.
  • Lễ hội:

Tương tự truyền thống của Trung Quốc, cúc cũng là loại hoa được yêu quý tại Hàn Quốc. Nước này có một số lễ hội hoa cúc đã được tổ chức vào mùa thu như: Lễ hội hoa cúc Masan Gogopa (tỉnh Gyeongsang Nam), Lễ hội hoa cúc Mười triệu (thành phố Iksan, tỉnh Jeolla Bắc), Lễ hội hoa cúc Gochang,...[21]

Nhật Bản

Huy hiệu hoa cúc trên cổng Đền Yasukuni, Nhật Bản
  • Hoa cúc là biểu tượng của hoàng gia Nhật Bản.[22]
  • Ngai hoa cúc là tên chỉ ngai vàng của Thiên hoàng Nhật Bản.
  • Kikukamonshō (菊花紋章 (Cúc hoa văn chương), Huy hiệu hoa cúc?) là từ chung để chỉ biểu tượng nhận diện gia đình có hình hoa cúc ở Nhật Bản. Con dấu Hoàng gia Nhật Bản là một ví dụ nổi bật. Có nhiều điện thờ trước đây nhận tiền từ nhà nước cũng dùng huy hiệu hình hoa cúc, nổi tiếng nhất là Đền YasukuniTokyo.[23]
  • Huân chương Hoa cúc Tối cao là danh hiệu do Thiên hoàng trao tặng.
  • Mùa thu hàng năm, thành phố Nihonmatsu, tỉnh Fukushima lại tổ chức "Triển lãm búp bê hoa cúc Nihonmatsu" tại phế tích Lâu đài Nihonmatsu.[24]
  • Thời Đế quốc Nhật Bản, các vũ khí nhỏ phải có dấu Hoa cúc hoàng gia vì chúng được xem là tài sản riêng của Thiên Hoàng.
  • Dịp Trùng cửu ở Nhật, tức Chōyō (重陽 (Trùng dương), Chōyō?) còn có tên khác là Lễ hội hoa cúc, tức Kiku no Sekku (菊の節句, Kiku no Sekku?).[25] Ngày nay vẫn còn tục thưởng lãm hoa cúc vào ngày này.[26]

Việt Nam

Nguyên văn chữ Hán:重陽摘蕊陶攘醉,秋夕餐英屈愛香。二老風流千載遠,天教菊隱出承當。Phiên âm Hán-Việt:Trùng dương trích nhị Đào nhương túyThu tịch xan anh Khuất ái hươngNhị lão phong lưu thiên tái viễnThiên giáo Cúc ẩn xuất thừa đương.Dịch nghĩa:Trùng dương hái cúc ủ men ĐàoThu đến ăn hoa bác Khuất caoPhong lưu nhị lão nghìn năm cũCúc ẩn đành ra gánh trời trao.

Bài "Thơ tình cuối mùa thu" của nữ sĩ Xuân Quỳnh có đề cập đến hoa cúc mùa thu:

(...) Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mông.
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em (...)[27][28]

  • Âm nhạc: nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ nhạc cho bài thơ "Thơ tình cuối mùa thu".

Văn hóa phương Tây

Hoa Kỳ

Năm 1966, hoa cúc được Thị trưởng Richard J. Daley công nhận là hoa chính thức của thành phố Chicago, Illinois.[29] Hoa cúc cũng là hoa chính thức của thành phố Salinas, California.[30]

Úc

Tại Úc, người ta tặng mẹ hoa cúc nhân dịp Ngày của Mẹ[31] (rơi vào mùa thu tháng 5 ở bán cầu nam). Đàn ông thi thoảng đeo hoa cúc trên ve áo để vinh danh mẹ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chi Cúc http://www.burkesbackyard.com.au/2000/archives/200... http://english.peopledaily.com.cn/200311/16/eng200... http://www.zftec.gov.cn/english/open/govern/detail... http://landscaping.about.com/od/landscapecolor/p/c... http://ntrs.nasa.gov/archive/nasa/casi.ntrs.nasa.g... http://eos.kokugakuin.ac.jp/modules/xwords/entry.p... http://www.maff.go.jp/j/press/shokusan/gaisyoku/pd... http://www.city.nihonmatsu.lg.jp/kanko/kiku/kiku.h... http://www.korea.net/NewsFocus/Culture/view?articl... http://web.archive.org/web/20031216082741/http://w...